Tài sản thế chấp, ngân hàng có quyền phát mại hay không?

Trong những năm gần đây, nhiều cá nhân tổ chức đã rơi vào tình trạng khốn khó do tình trạng lạm phát kinh tế ngày càng phức tạp. Cuốn theo vòng xoáy của kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp đơn vị đã rất may mắn mới có thể đứng lên làm lại từ đầu. Trong đó, cũng không ít cá nhân hay tổ chức đã không thoát khỏi vòng lao lý.

Đặc biệt với tình hình Covid chưa có dấu hiệu giảm, nhiều nguy cơ lây nhiễm trở lại khiến cộng sống công việc của người dân bị đảo lộn. Hầu hết các cá nhân hay tổ chức khi kinh doanh đều phải thế chấp tài sản để lấy vốn kinh doanh. Nhưng hiện nay kinh doanh là thử thách lớn đối với họ, thời gian qua đã có nhiều công ty phải phá sản vì không có vốn để duy trì. Doanh nghiệp phải thế chấp tài sản của mình để giải quyết tình trạng hiện tại. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau!

Phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hay đơn vị đã đứng ra cho bạn vay vốn công bố và bán tài sản thế chấp của bạn. Quá trình này được công khai theo thủ tục do pháp luật đã quy định để thanh toán các khoản nợ mà hiện bạn không thể chi trả. Ngân hàng sẽ tiến hành bán đấu giá tài sản của bạn, sau đó trả cho các chủ nợ số tiền thu được khi quỹ tài sản được bán.

Ví dụ đối với một công ty hay đơn vị kinh doanh, trong trường hợp phá sản hoặc ngừng hoạt động, doanh nghiệp cần phải bán các tài sản của mình để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản vay. Phần tài sản còn lại sau khi đã trả nợ hoàn tất sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần sở hữu.

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

Thông thường các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân khi kinh doanh thường vay vốn ngân hàng để thực hiện công việc của mình. Sau đó, bạn sẽ ký kết hợp đồng thế chấp tài sản để đảm bảo bạn sẽ hoàn lại đứng số tiền bạn đã vay từ ngân hàng. Trường hợp công ty hay doanh nghiệp của bạn bị phá sản, theo hợp đồng đã ký thì ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản của bạn để lấy lại nguồn vốn.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp không đồng thuận như hợp đồng đã thỏa thuận ban đầu. Gây khó khăn trong quá trình thu hồi vốn của ngân hàng. Đơn vị này sẽ tiến hành khởi kiện để giải quyết tranh chấp theo pháp luật quy định.

Khi nào ngân hàng tiến hành phát mại tài sản

Trên thực tế, nếu như doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vẫn thực hiện đúng yêu cầu trong hợp đồng đã ký sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Chỉ trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ quyền hạn của mình thì ngân hàng mới phải dùng phương án phát mại tài sản. Thông thường sẽ có các hình thức phát mại tài sản như sau:

  • Bán đấu giá tài sản của bạn

  • Bên nhận tự bán tài sản mình và sau đó tiến hành thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng

  • Bên nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.

  • Khi không đảm bảo thỏa thuận phương án phát mãi sẽ nhờ đến tòa án nhân dân.

Phát mại tài sản có thể lấy lại được không?

Thông qua nhiều trường hợp, chúng tôi có thể khẳng định phát mại tài sản có thể lấy lại được. Tuy nhiên, bên bị xử lý tài sản cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các khoản chi phí mà ngân hàng đã đưa ra. Thanh toán các khoản nợ đã ký trong hợp đồng sẽ nhận lại tài sản của mình. Trên thực tế nhiều công ty, tổ chức cá nhân sau đã lấy được tài sản của mình khi hoàn thành nghĩa vụ với đơn vị liên quan. Tuy nhiên, cũng không ít đơn vị không thể tự giải quyết được mà phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án nhân dân.

Thủ tục phát mại tài sản

Khi tài sản của bạn tiến hành phát mại thì ngân hàng sẽ công bố cho tất cả mọi người cũng biết. Nhằm đảm bảo tính khách quan và quyền lợi giữa các bên tham gia giao dịch. Sau đây là quy trình tiến hành phát mại tài sản:

1. Thông báo xử lý phát mại tài sản

Người tiến hành xử lý tài sản sẽ gửi đi thông báo đến các cơ quan bị phát mại tài sản bằng văn bản, nội dung cụ thể bao gồm: Lý do tài sản bị xử lý, các nghĩa vụ được đảm bảo, thông tin chính về tài sản, thông tin địa điểm, thời gian và phương thức xử lý tài sản.

2. Định giá tài sản

Cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành kiểm định, rà soát tài sản sau đó mới tiến hành định giá.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản cần được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản hay bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận giá tài sản bảo đảm. Trong quá trình định giá phải đảm bảo tính khách quan và phù hợp với giá thị trường.

3. Bán tài sản

Tài sản bị xử lý sẽ có các yêu cầu sau:

Ảnh: Định giá tài sản

  • Tên tài sản và nơi có tài sản đấu giá

  • Tên tổ chức đấu giá, người bán tài sản đấu giá và địa chỉ tổ chức đấu giá.

  • Thời gian đấu giá tài sản và địa điểm tổ chức đấu giá tài sản

  • Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá

  • Điều kiện và cách thức đăng ký tham gia đấu giá

  • Giá khởi điểm tài sản đấu giá nếu công khai giá khởi điểm…

4. Thanh toán

Số tiền đã xử lý sẽ được thanh toán theo thứ tự các đơn vị liên quan. Trường hợp sau khi thanh toán các khoản chi phí cho các bên liên quan mà vẫn còn thì sẽ trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó.

Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế nghiệm

Các văn bản chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản thế chấp thực hiện theo như quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý thực định của pháp luật.

Vì vậy, bạn cần suy nghĩ và tính toán cẩn thận khi có vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Khi bạn gặp rủi ro không đáng có mà lại không thể chi trả, những tài sản bạn thế chấp sẽ được đưa ra xử lý theo yêu cầu của pháp luật. Chúc bạn may mắn và thành công trong công việc. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!

(Nguồn tổng hợp - dautubatdongsan.novaland.me chỉnh sửa)